Vua nhà Nguyễn nào lên ngôi năm 7 tuổi?
Ông là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn, bị đày sang hòn đảo nằm giữa Ấn Độ Dương cùng vua cha vì có ý định khởi nghĩa, chống đối chính quyền đô hộ.
1/4. Vua nhà Nguyễn nào lên ngôi năm 7 tuổi? [Đồng Khánh - Thành Thái - Duy Tân]
1/4. Vua nhà Nguyễn nào lên ngôi năm 7 tuổi? [Đồng Khánh - Thành Thái - Duy Tân]
Câu trả lời đúng: Vua Duy Tân
Sau khi vua Thành Thái thoái vị với lý do bệnh tật, thực dân Pháp và triều Nguyễn bàn bạc việc lập người kế vị. Thay vì chọn con trưởng của vua, phía Pháp đề nghị Viện Cơ mật dẫn các hoàng tử tới để lựa chọn. Tất cả có mặt đầy đủ, trừ hoàng tử út Vĩnh San, khi đó mới 7 tuổi, đang chui dưới gầm giường bắt dế, khiến mọi người nháo nhào đi tìm.
Thấy Vĩnh San nhỏ tuổi, lại tỏ ra nhút nhát, người Pháp rất ưng ý. Ngày 28/7/1907, hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San, 7 tuổi, lên làm vua, lấy niên hiệu là Duy Tân. Theo cuốn Chuyện những ông hoàng triều Nguyễn, khi đó áo quần chưa kịp may, Vĩnh San phải quàng chiếc áo long bào của vua cha nặng đến 5 kg. Mặc áo vào, nhà vua đi không nổi, phải ngồi một chỗ.
Vua Duy Tân lúc mới lên ngôi. Ảnh tư liệu
2/4. Ông từng tham gia chiến đấu chống lại đội quân nào? [Phát xít Đức - Phát xít Nhật - Mỹ]
2/4. Ông từng tham gia chiến đấu chống lại đội quân nào? [Phát xít Đức - Phát xít Nhật - Mỹ]
Câu trả lời đúng: Phát xít Đức
Duy Tân là vị vua thứ 11 của triều Nguyễn, nắm quyền từ năm 1907 đến 1916, trước khi bị Pháp đày sang châu Phi do có ý định khởi nghĩa, chống đối chính quyền đô hộ.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nước Pháp phải đương đầu với Đức quốc xã. Tướng De Gaulle kêu gọi kháng chiến. Duy Tân gia nhập quân đội và đến năm 1945 được thăng đến cấp thiếu tá.
Tháng 12 năm đó, ông từ Cộng hòa Trung Phi về đảo Réunion thăm gia đình thì máy bay gặp nạn và thiệt mạng. Ông được an táng tại nghĩa trang công giáo M’Baiki của Cộng hòa Trung Phi.
Cựu hoàng Duy Tân và các con ở đảo Réunion. Ảnh tư liệu in trong cuốn Vua Duy Tân.
3/4. Ông say mê ngành kỹ thuật gì? [Kỹ thuật hàng không - Kỹ thuật ôtô - Kỹ thuật vô tuyến điện]
3/4. Ông say mê ngành kỹ thuật gì? [Kỹ thuật hàng không - Kỹ thuật ôtô - Kỹ thuật vô tuyến điện]
Câu trả lời đúng: Kỹ thuật vô tuyến điện
Trong cuốn “Hoàng đế Duy Tân - số phận bi thảm của hoàng tử Vĩnh San”, hoàng tử Joseph Roger Vĩnh San, con trai út cựu hoàng Duy Tân, cho biết niềm say mê lớn nhất của cha ông chính là vô tuyến điện. Ngành này giúp ông nuôi sống cả gia đình, cũng là phương tiện duy nhất để liên lạc với thế giới bên ngoài.
Cựu hoàng là người tiên phong tiếp cận với kỹ thuật vô tuyến điện ở đảo Réunion hẻo lánh, từng tham gia xây dựng đài thu phát truyền tin đầu tiên ở đây. Nhờ tự học thêm, ông viết nhiều bài báo chuyên môn và tiếp xúc với chuyên viên vô tuyến nghiệp dư các nước khác qua tín hiệu FR8VX.
4/4. Hài cốt của ông được đưa về Việt Nam năm nào? [ 1945 - 1987 - 1995]
4/4. Hài cốt của ông được đưa về Việt Nam năm nào? [ 1945 - 1987 - 1995]
Câu trả lời đúng: 1987
42 năm sau ngày tai nạn máy bay, tháng 4/1987, hài cốt của ông được con cháu mang về Huế an táng ở An Lăng, bên cạnh mộ vua cha Thành Thái.
Click vào từng tab để xem tóm tắt thông tin
Click vào từng tab để xem tóm tắt thông tin
Tên húy: Nguyễn Phúc Ưng Thị và Nguyễn Phúc Ưng Đường.
Lên ngôi năm 1885 với niên hiệu Thành Thái.
Được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Cảnh Tông.
Ôn hòa với người Pháp, được lòng họ.
Tên khai sinh: Nguyễn Phúc Bửu Lân.
Là một trong ba “hoàng đế yêu nước” trong lịch sử Việt Nam, cùng với Hàm Nghi và Duy Tân, vì hành động và quan điểm chống lại thực dân Pháp.
Canh tân đất nước, đẩy mạnh đô thị hoá, xây dựng cầu Tràng Tiền, mở đường Nam Giao Tân Lộ, thành lập thị xã Huế.
Tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh San.
Lên ngôi năm 1907 sau vua Thành Thái.
Dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp.
Bị bắt khi dự định khởi nghĩa, sau đó bị đem an trí trên đảo Réunion.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức.
Tử nạn trong vụ tai nạn máy bay ở Cộng hòa Trung Phi.
Thi hài được đưa về an táng tại Lăng Dục Đức, Huế.