Vị vua nào tự kể chuyện đời mình trên bia đá?
Đây là vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam tự tay soạn thảo tấm bia cho mình - việc thường do con cháu làm để ca ngợi công đức vua cha.
1/4. Vị vua nào tự kể chuyện đời mình trên bia đá? [Minh Mạng - Tự Đức - Thành Thái]
1/4. Vị vua nào tự kể chuyện đời mình trên bia đá? [Minh Mạng - Tự Đức - Thành Thái]
Đáp án đúng: Tự Đức
Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Thì (tự Hồng Nhậm), sinh năm 1829, là vị vua thứ tư của triều Nguyễn. Ông trị vì 36 năm, từ 1847 đến 1883.
Năm 1871, vua Tự Đức tự tay soạn thảo tấm bia cho mình - việc lẽ ra là của con cái để ca ngợi công đức vua cha. Tấm bia nặng đến 20 tấn, cao hơn 4 m, khắc 4.935 chữ Hán do chính tay vua viết, với tên gọi “Khiêm cung ký”.
Trên tấm bia, vua giãi bày về cuộc đời, cả những chuyện bị điều tiếng như cướp ngôi của anh trai hay lo lắng khi thực dân Pháp mon men vào bờ biển Việt Nam, trăn trở tính chuyện giữ nước… Vua cũng tự hào vì chưa từng giết oan ai, ngày đêm xem xét công việc, “chưa quấy nhiễu nhân dân, làm hư chính trị”. Lỗi lớn nhất, theo vua Tự Đức là việc để đất nước mất chủ quyền.
Tấm bia được đặt tại lăng vua Tự Đức ở Thừa Thiên Huế, đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Bia đá ghi lời tự bạch của vua Tự Đức.
Click vào từng tab để xem tóm tắt thông tin
Click vào từng tab để xem tóm tắt thông tin
Là vị vua thứ 2 của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến năm 1840.
Nổi tiếng với việc củng cố quyền lực hoàng gia, mở rộng lãnh thổ và phát triển kinh tế.
Ông đã ban hành nhiều luật lệ mới, xây dựng nhiều công trình kiến trúc và thúc đẩy giáo dục.
Tuy nhiên, ông cũng bị chỉ trích vì sự độc đoán và bảo thủ của mình.
Là vị vua thứ 4 của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1848 đến năm 1883.
Ông lên ngôi khi đất nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ các nước phương Tây.
Tự Đức đã cố gắng cải cách đất nước nhưng không thành công.
Ông cũng là một nhà Nho học uyên bác và đã để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị.
Là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1884 đến năm 1907.
Ông là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn có quyền lực thực sự.
Thành Thái bị thực dân Pháp phế truất vào năm 1907 và bị lưu đày đến đảo Réunion.
Ông qua đời tại đây vào năm 1954.
Cả ba vị vua này đều đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Minh Mạng là người đặt nền móng cho sự thịnh vượng của triều Nguyễn. Tự Đức là người chứng kiến sự suy tàn của triều đại. Thành Thái là vị vua cuối cùng của một triều đại phong kiến đã tồn tại hơn 200 năm.
2/4. Mẹ của vị vua này là ai? [Bà Võ Thị Viên - Bà Nguyễn Thị Nhậm - Bà Phạm Thị Hằng]
2/4. Mẹ của vị vua này là ai? [Bà Võ Thị Viên - Bà Nguyễn Thị Nhậm - Bà Phạm Thị Hằng]
Đáp án đúng: Bà Phạm Thị Hằng
Mẹ của vua Tự Đức là hoàng quý phi Phạm Thị Hằng, sau là Từ Dụ Thái hậu. Bà sinh năm 1810, mất năm 1902, là trưởng nữ của Thượng thư bộ lễ Phạm Đăng Hưng (triều Gia Long và Minh Mạng). Bà là người sống mẫu mực, nhân từ, cần kiệm, giản dị, hiếu thảo và hiếu học.
Vua Tự Đức cũng nổi tiếng là người con hiếu thảo. Suốt 36 năm trị vì, cứ ngày lẻ vua ngự triều, ngày chẵn đến thăm nom mẹ. Khi vào hầu bà Từ Dụ, nhà vua thường quỳ xuống hỏi thăm sức khỏe rồi cùng mẹ luận bàn về kinh sách và sự tích xưa nay, nhất là chuyện chính sự.
Được bà Từ Dụ nuôi nấng, dạy bảo nên Tự Đức không bị vướng vào lối sống xa hoa, buông thả như nhiều hoàng tử khác. Bà Từ Dụ cũng luôn ở bên khuyên nhủ con về đạo lý làm vua, nhắc nhở đề phòng kẻ xấu. Tình cảm của hai mẹ con được người đời ca ngợi.
3/4. Vua có bao nhiêu con ruột? [0 - 5 - 25]
3/4. Vua có bao nhiêu con ruột? [0 - 5 - 25]
Đáp án đúng: 0
Vua Tự Đức có 103 bà vợ nhưng không có con ruột. Lý do là nhà vua lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa, lại đau ốm liên miên nên sức khỏe không tốt. Ông nhận ba người cháu ruột làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Biện và Ưng Đăng.
Ưng Chân là con trai của Thoại Thái Vương Hồng Y, được giao cho Hoàng Quý phi Vũ Thị Duyên Hải, vợ chính của vua Tự Đức nuôi dạy. Sau này, khi Tự Đức qua đời, Ưng Chân lên làm vua, được gọi là vua Dục Đức.
Ưng Đường (có sách ghi là Ưng Kỷ hay Ưng Biện) là con của Kiên Thái Vương Hồng Cai, được giao cho bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi.
Ưng Đăng cũng là con của Kiên Thái Vương, được giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông nom, dạy bảo.
4/4. Tác phẩm nào dưới đây do vị vua này sáng tác? [Khiêm cung hý - Huấn địch thập điều - Cả hai tác phẩm]
4/4. Tác phẩm nào dưới đây do vị vua này sáng tác? [Khiêm cung hý - Huấn địch thập điều - Cả hai tác phẩm]
Đáp án đúng: Khiêm cung hý
Theo cuốn Những vị vua hay chữ nước Việt, Tự Đức là một trong những vị vua hay chữ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Ông hiểu biết uyên thâm về nền học vấn Đông phương, đặc biệt là Nho học. Vua giỏi cả về sử học, triết học, văn học nghệ thuật, rất sính thơ.
Vua Tự Đức để lại 600 bài văn, 4.000 bài thơ chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Các bài thơ của ông gồm nhiều chủ đề, vịnh sử, vịnh vật, nhân tình thế thái… Một số tác phẩm tiêu biểu là Khiêm cung ký, Thập điều diễn ca, Khâm định đối sách chuẩn thằng, Tự Đức thánh chế văn, Ngự chế thi, Tự Đức cơ du tự tỉnh thi tập…
Tác phẩm Huấn địch thập điều là của vua Minh Mạng, được ban bố vào năm 1834. Về sau vua Tự Đức diễn ca lại bằng thơ Nôm.