Việt Nam
- Giới thiệu về Việt Nam
- Cẩm Nang Du Lịch
- 48 Giờ Du Lịch
- Tin Tức Du Lịch
- Phong Tục Tập Quán
- Văn Hóa - Lễ Hội
- Cung Hoàng Đạo
- Tử Vi Toàn Tập
- Ẩm Thực Việt Nam
- Trắc Nghiệm Kiến Thức
- Vị vua nào tự kể chuyện đời mình trên bia đá?
- Bà chúa thơ Nôm tên thật là gì?
- Tỉnh nào là quê hương của nhà Lý?
- Vua nhà Nguyễn nào lên ngôi năm 7 tuổi?
- Thanh Hóa từng có tên gọi nào khác?
- Tỉnh nào có ba thành phố trực thuộc đầu tiên của cả nước?
- Địa phương duy nhất ở Nam Bộ giáp 7 tỉnh, thành?
- Tỉnh nào có hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á?
Bà chúa thơ Nôm tên thật là gì?
Bà là nữ sĩ tài hoa, nổi tiếng có nhiều sáng tác thơ Nôm, nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.
Đáp án đúng: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương sinh năm 1772, mất năm 1822, nguyên quán ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà là nhà thơ nữ kiệt xuất của Việt Nam cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Bà được tôn vinh là “Bà Chúa thơ Nôm” không chỉ bởi số lượng tác phẩm mà còn vì nghệ thuật điêu luyện với ý tưởng sâu sắc. Các tác phẩm thơ Nôm của bà hiện còn nhiều bài ở mảng thơ Nôm truyền tụng, nổi tiếng nhất là bài Bánh trôi nước:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Tượng Hồ Xuân Hương trong khuôn viên nhà thờ họ Hồ ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ảnh: Đức Hùng
Đáp án đúng: Hồ Phi Mai
Theo sách Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ 19 (Nhà xuất bản Văn học, 2018), Hồ Xuân Hương là con của ông Hồ Phi Diễn, một nhà nho ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông bỏ quê ra dạy học ở Hải Dương, Kinh Bắc, lấy một cô gái họ Hà làm vợ lẽ và sinh con gái, đạt tên là Hồ Phi Mai, bút hiệu Xuân Hương.
Lúc Xuân Hương 13 tuổi, bố mất, bà theo mẹ về làng Thọ Xương gần kinh đô Thăng Long sinh sống. Bà nổi tiếng hiếu học, thông minh, làm thơ hay. Những tác phẩm nổi tiếng của bà gồm có Xuân Hương Thi tập và Lưu Hương ký
Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, quê hương Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Đáp án đúng: Nhà thơ Xuân Diệu
Nhà thơ Xuân Diệu là một trong những người sùng bái thơ Hồ Xuân Hương. Ông cũng là người tôn vinh bà là “Bà Chúa thơ Nôm”, theo báo Văn hóa Nghệ An.
“Lòng Xuân Hương có lửa, tay Xuân Hương có điện, nên các chữ đều sống cả lên. Nó có thể bò lổm ngổm, có thể mấp máy, có thể bay, có thể duỗi, có thể khom khom, ngửa ngửa; nó có thể chũm chọe, hi ha, cốc om, khua, vỗ; nó có thể um, xoe, xóe, loét, rì; nó có thể nối nhau thành chuỗi vần vang động: bom, chòm, om, mòm, tom, hoặc ọp ẹp: heo, leo, kheo, teo, lèo. Chúng ta có thể đố ai tìm được trong thơ Hồ Xuân Hương những chữ nào mà âm thanh bẹp dí, những chữ chết nào đứng trơ không cựa quậy ở trong câu. Đây không phải là kỹ thuật đâu! Đấy là tâm hồn truyền sức sống cho ngôn ngữ”, Xuân Diệu đánh giá trong cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam: Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Văn học.
Đáp án đúng: Tổng Cóc
Theo Hội nhà văn TP HCM, Hồ Xuân Hương được nhận xét có ngoại hình xinh đẹp, cá tính mạnh và giao thiệp rộng. Tình duyên của bà gặp khá nhiều trắc trở, trải qua hai đời chồng và đều mang danh vợ lẽ.
Người chồng đầu tiên của Hồ Xuân Hương là Tổng Cóc, một người có gia thế giàu có, yêu thơ ca nhưng ăn chơi và tiêu xài hoang phí. Người vợ cả của Tổng Cóc hay ghen, tìm mọi cách hãm hại Hồ Xuân Hương. Bà buộc phải bỏ nhà ra đi khi đang mang thai.
Một thời gian sau, bà sinh con gái đầu lòng nhưng không may đứa bé mất ngay khi vừa chào đời. Hồ Xuân Hương tiếp tục lấy người chồng thứ hai là ông Phủ Vĩnh Tường. Sau hai năm chung sống, người chồng thứ hai của qua đời. Từ đó, bà sống cuộc đời cô độc.
Đáp án đúng: 2021
UNESCO tôn vinh Hồ Xuân Hương là Danh nhân văn hóa vào năm 2021, cùng với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Trong 7 danh nhân Việt Nam được UNESCO vinh danh đến nay, chỉ Hồ Xuân Hương là nữ.
Bà đã để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập thơ Lưu Hương ký cùng 100 bài thơ Nôm theo phong cách dân gian. Thơ Hồ Xuân Hương đã được dịch ra 12 thứ tiếng.
Was this page helpful?