Việt Nam
- Giới thiệu về Việt Nam
- Cẩm Nang Du Lịch
- 48 Giờ Du Lịch
- Tin Tức Du Lịch
- Phong Tục Tập Quán
- Văn Hóa - Lễ Hội
- Cung Hoàng Đạo
- Tử Vi Toàn Tập
- Ẩm Thực Việt Nam
- Trắc Nghiệm Kiến Thức
- Vị vua nào tự kể chuyện đời mình trên bia đá?
- Bà chúa thơ Nôm tên thật là gì?
- Tỉnh nào là quê hương của nhà Lý?
- Vua nhà Nguyễn nào lên ngôi năm 7 tuổi?
- Thanh Hóa từng có tên gọi nào khác?
- Tỉnh nào có ba thành phố trực thuộc đầu tiên của cả nước?
- Địa phương duy nhất ở Nam Bộ giáp 7 tỉnh, thành?
- Tỉnh nào có hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á?
Thanh Hóa từng có tên gọi nào khác?
Tên gọi Thanh Hóa có từ năm 1.029 nhưng từng nhiều lần thay đổi. Bạn có biết đó là những tên gọi nào?
Đáp án đúng: Cả hai đáp án trên
Danh xưng Thanh Hóa được các nhà khoa học xác định có từ năm 1029, căn cứ theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: “Nhà Đinh và Nhà Lê gọi Thanh Hoá là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ 2 đổi làm Thanh Hoá phủ”.
Thời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông cho đổi vùng đất này thành Thanh Hoa thừa tuyên. Đến thời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh năm thứ 12 (1831), cả nước được chia thành 30 tỉnh. Thanh Hoa trấn được gọi là tỉnh Thanh Hoa.
Tuy nhiên, khi Vua Thiệu Trị lên ngôi, tỉnh Thanh Hoa chỉ gọi chung là tỉnh Thanh. Năm 1843, vua đổi tên, gọi nơi này là Thanh Hoá tỉnh. Tên gọi Thanh Hoá ổn định từ đó đến nay.
Quảng trường ở thành phố biển Sầm Sơn đông nghịt khách đợt nghỉ lễ 30/4. Ảnh: Lê Hoàng
Đáp án đúng: Sông Mã
Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Cầu được người Pháp xây dựng từ năm 1901, có kết cấu thép dạng vòm, một nhịp, với tuyến đường sắt ở giữa, đường bộ ở hai bên.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu Hàm Rồng là tuyến giao thông quan trọng để chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì thế, đây là trọng tâm đánh phá của không quân Mỹ. Năm 1972, Mỹ dùng bom điều khiển bằng laser đánh trúng và làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng. Năm 1973, cầu được khôi phục và có diện mạo như ngày nay.
Cầu Hàm Rồng (trái) tại Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hoàng
Đáp án đúng: Thần Rắn
Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, suối cá thần Cẩm Lương còn có tên gọi khác là suối cá thần làng Ngọc, gắn với truyền thuyết về thần Rắn.
Xưa kia có hai vợ chồng tuổi đã cao nhưng chưa có con. Ngày ngày, họ ra thửa ruộng bên cạnh suối vừa khơi nước trồng lúa vừa bắt cá, ốc về làm thức ăn. Một hôm người vợ xúc được một quả trứng lạ. Bà mang về, bàn với chồng đem cho gà ấp thử.
Trứng sau đó nở ra một con rắn. Hoảng sợ, người chồng mang rắn con ra suối Ngọc để thả, nhưng cứ tối rắn lại trở về nhà. Dần dần, rắn thân quen như những con vật nuôi khác.
Từ khi có rắn trong nhà, đồng ruộng có đủ nước để cày cấy, đời sống trong vùng ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, sau một đêm mưa to gió lớn, sáng ra dân làng thấy xác rắn chết, dạt vào chân núi Trường Sinh. Thương tiếc, dân làng chôn rắn ngay chân núi và lập đền thờ. Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ có đàn cá hàng nghìn con ngày đêm về chầu. Nhân dân trong vùng không bao giờ ăn cá suối Ngọc, cũng như quen gọi cá thần từ đó.
Theo các nhà khoa học, đàn cá ở suối Cẩm Lương là cá giốc (hay cá dốc), thuộc bộ cá chép, có tên trong sách đỏ Việt Nam. Giống cá màu xanh thẫm này có hai bên mép đỏ tươi, mỗi khi bơi phát ra những luồng ánh sáng lấp lánh như ánh ngọc.
Suối cá Cẩm Lương thu hút khách du lịch. Ảnh: Báo Thanh Hóa
Đáp án đúng: 1397
Theo Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Hồ Quý Ly. Thành được xây dựng trong 3 tháng, làm bằng đá, gồm ba phần: Hoàng thành (nội thành); Hào thành bao bên ngoài và La thành là vòng ngoài cùng.
Công trình này nằm giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc. Thành còn có tên gọi khác như An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Thạch Thành, Tây Giai.
Năm 2011, di tích Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Di tích Thành Nhà Hồ, Thanh Hóa. Ảnh: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa